giới thiệu cho các bạn biết rằng tại sao chúng ta nên lựa chọn học tiếng Trung. hoc tieng trung
Xin chào tất cả các bạn! Đặc biệt là những ai đang và sẽ theo học tiếng Trung thân mến!
Hẳn trong chúng ta khi mới bắt đầu học tiếng Trung / học một ngoại ngữ nào đó tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn….đều gặp phải những khó khăn nhất định. Vì đây là giai đoạn nền tảng, bước đầu bạn chập chững đặt chân vào một thế giới ngoại ngữ mới. Không bi bô tập nói như những đứa trẻ lên hai ba nhưng nhiều người trong chúng ta rất khổ luyện để có thể nói được thành thạo một ngôn ngữ thứ hai.
Với kiến thức và sự trải nghiệm của mình tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm quý báu với tôi nó là bảo bối chìa khóa ngôn ngữ đấy các ban! Hãy đảm bảo với tôi áp dụng chúng hàng ngày và tôi tin tưởng rằng các bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn. Nhưng trước hết tôi muốn giới thiệu cho các bạn biết rằng tại sao tôi lại lựa chọn học tiếng Trung.
1. Tiếng Trung Quốc ở trên thế giới và sự ảnh hưởng của nó.
Hiện nay số người nói tiếng Trung trên thế giới là nhiều nhất. Theo “Niên giám Anh quốc” đã thống kê thì số người nói tiếng Anh ở trên thế giới có khoảng 310 triệu người. Số người biết nói tiếng Anh có khoảng 300 triệu người. Tổng cộng có khoảng 600 triệu người. Còn số người biết nói tiếng Hán là bao nhiêu? Hiện nay dân số Trung Quốc đại lục là 1.390 triệu người. Cộng thêm dân số Đài Loan, người Hoa và số người biết tiếng Trung Quốc ở trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thì số người nói tiếng Trung Quốc và biết nói tiếng Trung Quốc có khoảng trên 1.400 triệu người, tức là gấp hơn hai lần số người nói và biết nói tiếng Anh. Điều đó chứng tỏ khoảng ¼ dân số trên thế giới nói hoặc biết nói tiếng Trung Quốc. Sự thật đó cho thấy, tiếng Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền văn hóa và kinh tế trên toàn thế giới.
2. “Cơn sốt” học tiếng Trung Quốc
Trung Quốc cổ đại được coi là “chiếc nôi của trí thức”. Người Ả Rập cho rằng: “Tri thức ở mãi tận bên Trung Quốc, hãy đến đó mà tìm”. Thảo nào mà ngày nay trên thế giới đang dấy lên “Cơn sốt” học tiếng Trung Quốc. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, có 3 nguyên nhân dẫn đến cơn sốt đó: Một là do sự hấp dẫn của tiếng Hán tượng hình. Hai là do Trung Quốc đã và đang ngày càng mở rộng việc buôn bán, hợp tác với nước ngoài. Và cuối cùng do Trung Quốc có một di sản văn hóa vô cùng phong phú. Hiện nay có khoảng 5 triệu người châu Á học tiếng Trung Quốc, trong đó có người Việt Nam. Ở Mỹ có trên năm chục trường học dạy tiếng Trung Quốc; từ năm 1994 môn tiếng Hán là môn ngoại ngữ thứ hai để thi vào đại học ở Mỹ. Tại châu Âu, rất nhiều trường đại học coi Hán ngữ là ngoại ngữ số 1. Ở Trung Quốc, chỉ trong 45 năm trở lại đây đã đào tạo được hơn 6 vạn lưu học sinh về Hán ngữ và văn hóa Trung Quốc cho hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có chuyên gia dự đoán: “Thế kỷ 21, tiếng Hán mà ngày nay khoảng một phần tư dân số thế giới đang sử dụng sẽ trở thành thứ ngôn ngữ lưu hành thông dụng nhất trên toàn thế giới”.
Nguồn http://www.duhocquocte.org
Thế kỉ 21 với sự hợp tác xâu rộng về kinh tế văn hóa xã hội nước ta và Trung Quốc – hai nước láng giềng, việc giao lưu trao đổi kinh tế rất thường xuyên, liên tục. Để đáp ứng cho nhu cầu công việc thì rất cần đến những đội ngũ phiên dịch viên tài giỏi, nói thông viết thạo. Chính vì thế lựa chọn học tiếng Trung cũng nhằm đạt mục tiêu đó.
Trong chúng ta việc bắt đầu học một ngoại ngữ nào đó như tiếng Trung cũng đều có lí do khác nhau. Bản thân tôi thì cảm thấy bắt đầu có hứng thú với những hình chữ Hán uốn lượn trên hai câu đối treo trịnh trọng trong nhà mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Chữ Hán Việt bản thân tiếng Việt của chúng ta cũng mượn rất nhiều làm phong phú thêm từ ngữ đồng thời cũng giúp cách diễn đạt và thể hiện thêm văn phong có hồn hơn. Sau này càng học nhiều hơn tiếp xúc nhiều hơn mới ngộ ra rằng tiếng Hán hay không chỉ qua cách biểu đạt ngôn ngữ mà trong chữ cũng thật đẹp. Các bạn yên tâm rằng với sự giao lưu văn hóa lâu đời thì tiếng Hán cũng có cách nói giống tiếng Việt mình.
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung hẳn rất nhiều người tự hỏi “Làm thế nào để học tốt tiếng Trung”, “Mình nên bắt đầu từ đâu?”, “Phương pháp học thế nào cho hiệu quả?” “”….Câu trả lời là:
1. Bảo bối thứ nhất: Hãy học phát âm đạt chuẩn âm và ngữ điệu.
Tôi có thể khẳng định rằng phát âm chuẩn là yêu cầu cơ bản nhất cũng là quan trọng nhất giúp chúng ta nghe nói thành thạo như người bản xứ. Tôi lấy tiếng Anh làm ví dụ. Bạn có thể thấy hầu hết trong chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian học tiếng Anh có người ít nhất cũng ba năm, bản thân tôi là sáu năm nhưng luận về nghe và nói thì Tây nghe mãi mới hiểu, còn mình nghe mãi Tây nói chả hiểu. Một lí do quan trọng đó là chúng ta không có nền tảng về ngữ âm tốt, không được phát âm chuẩn ngay từ đầu. Cho nên việc phát âm sai cứ dần dần ăn sâu vào trong tiềm thức chúng ta đến khi muốn sửa cũng khó, tạo ra một rào cản ngoại ngữ sau này, khiến cho việc nghe của bạn chở nên khó khăn hơn (quả thật đây là một kĩ nẵng khó nhất đối với học sinh, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh) trong khi chúng ta nói không chuẩn ngữ âm và ngữ điệu. Việc phát âm không chuẩn chúng ta nên sửa ngay khi mới bắt đầu bập bẹ “b, p ,f”…và đừng tạo thói quen học phát âm một ngoại ngữ gán với một âm tương đồng của tiếng Việt mình. Ví dụ khi bạn muốn phát âm những âm khó trong tiếng Trung ví dụ như 6 âm điển hình này “z, c, s, zh, ch, sh, “. thường nghĩ đến việc học như sau.
Z đọc như chữ ch tiếng việt “chưa”
c đọc như chữ x tiếng việt nhưng tống hơi mạnh T/xưa
zh đọc như chữ Tr tiếng việt “trưa” sh đọc như chữ s tiếng việt ” sưa”
ch đọc như chữ s tiếng việt nhưng tống hơi mạnh T/sưa….
Bản thân tôi nhận đấy đây là cách học không hoàn toàn sai mà chưa hiệu quả, chỉ giúp chúng ta học nhớ phát âm một cách ngu ngơ “hình như nó phát âm giông giống thế này”. Đây là cách học không toàn diện, chẳng những làm cho chúng ta phát âm lệch chuẩn mà còn tạo thói quen phát âm sai, khi nói người khác rất khó hiểu và chỉ có những người phát âm sai như thế mới có thể hiểu. giống như câu chuyện “Học tiếng Anh để nói chuyện với người Việt” vậy. Vì thế hãy nghe người bản xứ, nghe người Trung Quốc đặc biệt là người Bắc Kinh phát âm như thế nào ta học theo như thế. Như vậy chìa khóa đầu tiên là hãy bắt đầu bằng việc học phát âm chuẩn về cả ngữ âm và ngữ điệu giống với người bản xứ.
2. Bảo bối thứ hai: Chăm chỉ nâng cao vốn từ vựng
Với một hệ thống chữ tượng hình như tiếng Trung nhiều nét nhiều chữ khó nhớ vậy làm thế nào để nhớ được tiếng Trung? Phương pháp là nhớ 214 bộ thủ. Dựa vào bộ thủ để học qua cách triết tự từ, liên quan đến ý nghĩa của nó. “Chim chích mà đậu cành tre/ Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” Đó là chữ 德,dễ nhớ đúng không nào. Đôi khi bản thân mình hãy tự sáng tạo ra những cách triết tự từ, chính chủ cho riêng mình. Ví dụ tôi nhớ chữ 啊”A mở miệng gọi ba từ tốn”…. Bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau dựa vào bộ thủ ta có thể liên hệ đến sự vật hiện tượng nào đó liên quan đến ý nghĩa của chữ. Vì vậy trí nhớ của chúng ta sẽ thật phi thường: nói, viết thành thạo chỉ với khoảng 1500 chữ Hán cơ bản.
Mỗi ngày hãy tạo thói quen ôn lại từ mới, chỉ khoảng 10 chữ cùng với những mẫu câu thường dùng. Mưa dần thấm lâu không cần vội vàng đốt cháy giai đoạn. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt đều là khoảng thời gian tốt cho việc rèn nhớ chữ.
Bạn có thể học từ vựng ở bất kì đâu bất kì khi nào! Ngay trước bàn học của tôi cũng dán đầy là chữ Hán, hàng ngày ngó qua nhìn lại thú vị lắm đấy. Có thể là bạn gặp một chữ Hán ngay trên đường đi, trên những quảng cáo, trên bao bì sản phẩm….hãy cố đoán xem nó là từ hay cụm từ gì. Nếu hay hãy viết ngay lại nhé! Có ích đấy!
Việc học từ vựng không thoát ly ngữ cảnh.Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ.
Bạn cũng có thể học từ vựng qua sách vở, báo tạp chí, truyện tranh…..Mọi phương pháp đều mang lại hiệu quả nhất định, hãy thực hành nó bạn sẽ nâng cao vốn từ của mình.
3. Bảo bối thứ ba: Thay đổi phương pháp học thường xuyên, luôn tạo nguồn cảm hứng mới.
Bộ óc con người sẽ trở lên thật nhàm chán khi phải lặp đi lặp lại một việc gì đó. Đặc biệt đối với việc học ngoại ngữ. Ngồi “tụng kinh” viết lách cả ngày thì đầu óc dồ dại mất. Một lời khuyên cho phương pháp học hiệu quả tiếng Trung đó là thường xuyên thay đổi phương pháp học tiếng Trung. Hôm nay học mười từ mới, nghe 3 bài hát tiếng Trung, đọc một câu chuyện. Ngày mai ôn mười từ hôm qua, xem phim có phụ đề tiếng Trung, thử dịch truyện….Đối với mỗi người nên tạo cho mình những phương pháp mới phù hợp biến niềm hứng thú 兴趣是最好的老师 trở thành “取之不完,用之不尽”的动力- nguồn động lực bất tận.
4. Bảo bối thứ tư: 有志者,事竟成 – Có chí thì nên.
Có rất nhiều người chở nên chán nản với thứ ngôn ngữ tượng hình này khi học được một thời gian nhất định. Ban đầu thì ta hứng thú với việc học hơn trăm từ vựng với những nét nghĩa đơn giản dể học nhưng càng học sâu thì không những đòi hỏi bạn phải nâng cao vốn từ vựng nhớ nhiều từ hơn, gặp nhiều từ nhiều nét hơn….”Ôi sao mà khó nhớ thế nhỉ” ….Vậy đấy việc học không bao giờ là dễ dàng, chỉ khi bạn kiên trì những giai đoạn đầu cố gắng nỗ lực 对汉语有感兴趣 cho giai đoạn sau thì việc học tiếng Trung ắt thành.
Bạn phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai, nhiều khi cũng cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí. Có cơ hội giao tiếp thì phải “chém” cho nổi “gió”.
Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ. Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt tiếng Trung, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ. Khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…
Tôi nghĩ rằng những phương pháp trên có thể giúp các bạn tìm được chìa khóa mở được cánh cửa ngôn ngữ tiềm năng trong chính mình, không chỉ cho việc học tốt tiếng Trung mà còn cho việc học bất kì một ngôn ngữ nào. Hy vọng rằn các bạn sẽ áp dụng một cách thường xuyên, liên tục, vì nói thành thạo một ngoại ngữ như tiếng Trung thì không thể một sớm một chiều cần rất nhiều sự khổ luyện.
“只要功夫深,铁杵磨成针” – “Có công mài sắt, có ngày lên kim”
祝你成功